Phân tích các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật. Theo anh (chị), chức năng nào có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp luật hiện nay?

Phân tích các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật. Theo anh (chị), chức năng nào có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp luật hiện nay?


 

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Xã hội là một tập hợp các nhóm người, được phân biệt dựa trên các lợi ích, trong đó các mối quan hệ tương tác giữa con người với con người được thiết lập có trật tự, có cơ cấu tổ chức điều tiết trên cơ sở của một nền văn hóa thông qua hệ thống khuôn mẫu hành vi được định hình trong mỗi cộng đồng xã hội. Pháp luật là một yếu tố quan trọng giữ vai trò điều chỉnh và xác lập các lợi ích trong hệ thống xã hội.

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.

Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc

Vậy xã hội học pháp luật là ngành xã hội học chuyên biệt nghiên cứu các quy luật xã hội, các quá trình xã hội của sự phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong xã hội, trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội, với các loại chuẩn mực xã hội khác; nguồn gốc, bản chất xã hội, các chức năng xã hội của pháp luật; các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật; các sự kiện, hiện tượng pháp lý thể hiện trong hoạt động của các chủ thể pháp luật.

Để hiểu rõ hơn về xã hội học Pháp luạt đặc biệt là các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật em lựa chọn đề tài Phân tích các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật. Theo anh (chị), chức năng nào có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp luật hiện nay? để làm tiểu luận kết thúc môn học “xã hội học pháp luật”.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

– Mục đích nghiên cứu: là những thông tin, kiến thức, hiểu biết khoa học về vấn đề PL, sự hiện hiện tượng PL mà ta sẽ thu được qua thực tế điều tra, là kết quả cuối cùng mà cuộc điều tra phải đạt được.

– Việc xác định mục đích nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì 3 lý do:

+ Mục đích nghiên cứu là yếu tố xuyên suốt toàn bộ tiến trình thực hiện cuộc điều tra.

+  Mục đích nghiên cứu quy định nhiệm vụ và sự lựa chọn phương pháp thu thập thông tin, cách thức tiến hành và xử lý thông tin sau này.

+ Cùng 1 đề tài nghiên cứu nhưng nếu xác định mục đích nghiên cứu khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nhiệm vụ nghiên cứu là sự cụ thể hóa mục đích nghiên cứu. Tức là để đạt được mục đích nghiên cứu thì cần phải thực hiện được những nhiệm vụ nghiên cứu tương ứng.

– Các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

– Giữa mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu phải có sự phù hợp và tương quan hài hòa:

+ Nếu xác định quá nhiều nhiệm vụ thì đề tài sẽ bị phân tán, khó hướng theo mục đích đã chọn.

+ Nếu xác định quá ít nhiệm vụ khó đánh giá mục đích của cuộc điều tra đã được hoàn thành đến mức nào.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Phân tích các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật.

- Phạm vi nghiên cứu: Các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật; chức năng nào có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xây dựng pháp luật hiện nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tài liệu.

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp phỏng vấn.

- Phương pháo an – két.

- Phương pháp thực nghiệm.

5. Bố cục của Tiểu luận

Bố cục của bài tiểu luận gồm 04 phần:

-  Phần mở đầu.

- Phần nội dung.

- Phần kết luận.

- Danh mục tài liệu tham khảo.

Còn nữa: 

CLICK LIÊN HỆ MUA TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ QUA ZALO TẠI ĐÂY!

Mới hơn Cũ hơn