Ngành quân sự cơ sở và Những điều nên biết!

Ngành quân sự cơ sở và Những điều nên biết!
Khai giảng lớp học Ngành quân sự cơ sở. Ảnh: QDND.VN
Ngành quân sự cơ sở là gì? Học ở đâu ? Học xong làm việc ở đâu?
Rất nhiều bạn trẻ quan tâm đến một số ngành trong quân đội và muốn thi vào để phục vụ trong quân đội nhưng không hiểu rõ học những ngành nào? Học ngành đó ra làm gì? Một trong những ngành được các bạn thắc mắc nhất đó là Ngành quân sự cơ sở. Vậy Ngành quân sự cơ sở là gì ? Học xong ra làm ở đâu ? 
  Bắt đầu từ năm 2016, một số trường quân đội mở tuyển mã ngành mới có tên Quân sự cơ sở. Ví dụ Trường Sỹ quan lục quân 1 tuyển Hệ Đại học NQSCS (Khối C) Điểm chuẩn: 15 điểm. Hệ Cao đẳng NQSCS (Khối C) Điểm chuẩn: 5.25 điểm. Rất nhiều bạn muốn đăng ký học vì so với mặt bằng chung thì cả điểm hệ Đại học và Cao đẳng đều tương đối thấp, phù hợp với sức học trung bình. Còn riêng năm 2019 Hệ Cao đẳng Ngành quân sự lấy điểm chuẩn với mức là : 10 điểm và Hệ Đại học Ngành quân sự cơ sở lấy điểm với mức là : 15 điểm . Ngoài 2 hệ Cao đẳng và Đại học còn Có Trung cấp ngành Quân sự cơ sở - Đây là hệ đào tạo nguồn cán bộ được chính quyền địa phương cử đi học.

I. Ngành QSCS Đào tạo ở đâu ?
1. Trung cấp : 
- Đào tạo tại các trường quân sự tỉnh.
2. Cao đẳng :
- Đào tạo tại các trường quân khu, Trường quân sự Bộ Tư lệnh hoặc trường sĩ quan lục quân 1, trường sĩ quan lục quân 2 liên kết đào tạo.
3. Đại học :
- Đào tạo tại Trường sĩ quan lục quân 1 và Trường sĩ quan lục quân 2.

II. Ngành QSCS là ngành gì?
   - Hiểu theo một các chính xác nhất Ngành quân sự cơ sở là ngành đào tạo cán bộ chỉ huy quân sự cấp xã, phường, thị trấn có trình độ chuyên môn từ trung cấp, cao đẳng đến đại học ( Gọi chung là cán bộ chỉ huy trong lực lượng Dân quân tự vệ).
a. Loại hình đào tạo: 

Chính quy tập trung (Sinh hoạt, huấn luyện nội trú tại trường tới khi kết thúc khóa học).
   Nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) cấp xã đạt trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học (CĐ, ĐH), có bản lĩnh chính trị vững vàng; năng lực, trình độ chuyên môn tương đương sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên và trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước từ trung cấp trở lên; có kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ; góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
 b. Hình  thức đào tạo:
Có 2 loại hình đào tạo ngành quân sự cơ sở:
  • Loại hình đào tạo chính quy tập trung
    • Chương trình đào tạo chính quy tập trung, sinh hoạt huấn luyện nội trú tại trường đến khi kết thúc khóa học.
    • Đào tạo đội ngũ cán bộ quân sự thuộc Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Có bản lĩnh vững vàng và năng lực cũng như trình độ chuyên môn tương đương với sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước.
    • Có kỹ năng, kiến thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
  • Loại hình đào tạo hệ vừa học vừa làm - Liên thông
    • Tùy vào hình thức đào tạo và văn bằng được cấp mà thời gian đào tạo sẽ từ 18 - 48 tháng. Hình thức đào tạo vừa học vừa làm chỉ áp dụng cho hệ liên thông, mỗi năm học từ 2 đến 3 kỳ, mỗi kỳ học ít nhất 2 tháng. Thời gian đào tạo hệ vừa học vừa làm phải dài hơn so với chương trình hệ chính quy từ nửa năm đến 1 năm.



Việc đào tạo trình độ ĐH ngành Quân sự cơ sở sẽ được thực hiện tại Trường ĐH Trần Quốc Tuấn và Trường ĐH Nguyễn Huệ. 2 trường này cũng sẽ liên kết đào tạo trình độ CĐ tại Trường Quân sự Quân khu 1,2,3,4, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Trường Quân sự Quân khu 5,7,9.Riêng đào tạo Trung cấp QSCS được đào tạo tại các trường quân sự tỉnh.
 Việc tuyển sinh sẽ được thực hiện thông qua 3 hình thức: thi tuyển, cử tuyển và xét tuyển.
Ngành đào tạo:             QUÂN SỰ CƠ SỞ
Trình độ đào tạo:         Đại học , Cao Đẳng , Trung cấp
Thời gian đào tạo:        4 năm,     3 năm,       2 Năm
 III. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung:
Ngành Quân sự cơ sở trình độ đại học đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc nguồn quy hoạch cán bộ quân sự của địa phương có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực toàn diện thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã, có khả năng tham mưu cho cấp ủy §ảng, chính quyền địa phương triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng quân sự ở cơ sở và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể:
 a) Kiến thức:
 - Nắm vững những nội dung cơ bản lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; các môn về pháp luật; quản lý nhà nước; công tác đảng, công tác dân vận ở cơ sở.
 - Biết phân tích về kỹ thuật, chiến thuật bộ binh Dân quân tự vệ; nội dung công tác quốc phòng, quân sự địa phương; chức trách nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường thị trấn; thành thạo công tác tham mư­u, tổ chức, chỉ huy huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ.
b) Kỹ năng:
- Trực tiếp tổ chức xây dựng, giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự và phối hợp với các lực lượng đóng quân trên địa bàn, tham gia huấn luyện lực lượng cán bộ, chiến sỹ dân quân ở cơ sở có chất lượng, hiệu quả. Chỉ đạo, điều hành thực hiện toàn diện nhiệm vụ quốc phòng quân sự ở cơ sở, làm nòng cốt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng làng, xã chiến đấu gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện những nhiệm vụ quản lý, tuyển quân, công tác dân quân tự vệ, dự bị động viên, giáo dục quốc phòng và phối hợp với các lực lượng giữ vững ổn định chính trị ở địa phương.
- Tổ chức phối hợp hiệp đồng với công an và các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể thực hiện tốt đường lối quốc phòng toàn Dân, thế trận an ninh nhân Dân; chính sách và pháp luật của Nhà nước, Luật quân tự vệ, Pháp lệnh Dự bị động viên, nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, quân sự của địa phương ở cơ sở nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, tính mạng và tài sản của nhân dân; tích cực, chủ động trong tổ chức chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ tham gia phòng chống, khắc phục thiên tai; sơ tán, cứu hộ, cứu nạn và các nhiệm vụ đột xuất khác diễn ra trên địa bàn theo đúng chức năng nhiệm vụ.
- Tổ chức xây dựng và điều hành thực hiện các kế hoạch về quốc phòng, quân sự ở cơ sở; kế hoạch hoạt động chiến đấu trị an; kế hoạch huấn luyện; phòng chống thiên tai, dịch họa và công tác vận động quần chúng của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên.
 - Có khả năng sử dụng máy tính phục vụ công tác văn phòng, quản lý số liệu nghiệp vụ theo mẫu biểu thống nhất; nghiên cứu các tài liệu liên quan trên mạng; bước đầu hình thành cơ sở ngôn ngữ và các kỹ năng giao tiếp cơ bản về nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh hoặc tiếng dân tộc.
c) Thái độ đạo đức:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng; trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân; có niềm tin vững chắc vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước; tích cực, trách nhiệm, sáng tạo và quyết đoán trong công tác; biết phát huy dân chủ, đề cao tinh thần đấu tranh phê và tự phê bình; đoàn kết xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh toàn diện.
- Có phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, giản dị; trung thực, thẳng thắn, uy tín với cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương.
d) Về sức khỏe: Có sức khỏe phục vụ lâu dài trong hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở.
3. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:
Học viên tốt nghiệp ngành quân sự cơ sở làm việc tại:
- Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn;
- Có thể phát triển lên các cương vị cao hơn của Đảng và chính quyền ở địa phương. 
- Người tốt nghiệp học ngành quân sự cơ sở có đủ điều kiện được tiếp tục đào tạo trình độ cao hơn thuộc lĩnh vực quốc phòng quân sự địa phương tại các nhà trường quân đội;.
IV. CÁC CHUYÊN MÔN CHÍNH NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ 
1. Trung cấp lý luận chính trị- hành chính: 
- Đây là học phần nằm trong thời gian đào tạo chuyên ngành quân sự cơ sở, Trường quân sự sẽ liên kết với các trường Chính trị đào tạo bổ sung cho các học viên có thêm Bằng Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính.
2. Chuyên môn quân sự bao gồm:
a. Chuyên môn quân sự cơ sở: 
- Đào tạo theo phần V. DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC
b. Chuyên môn đào tạo sĩ quan dự bị: 
- Sau khi kết thúc khóa học ngành quân sự cơ sở các học viên sẽ được phong hàm Thiếu úy sĩ quan dự bị. Được trả 1 tháng lương quân hàm Thiếu úy ( Do ngân sách địa phương chi trả)

V. DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC
1. Kiến thức giáo dục đại cương: 
1
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin
5
Tin học đại cương
2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
6
Ngoại ngữ
3
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
7
Toán ứng dụng
4
Dân tộc và tôn giáo


2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 

a) Kiến thức cơ sở khối ngành
1
Quản lý Nhà nước và công tác hành chính ở cơ sở
3
Chức trách, nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng và Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn.
2
Đường lối quốc phòng, an ninh đối ngoại
4
Tâm lý học xã hội trong hoạt động lãnh đạo, quản lý

b) Kiến thức cơ sở của ngành
5
Điều lệnh
8
Địa hình quân sự
6
Thể thao quân sự
9
Công tác Đảng công tác Chính tri
7
Kỹ thuật đánh gần
10
Công tác dân vận

c) Kiến thức chuyên ngành
11
Kỹ thuật Súng Bộ binh; Kỹ thuật Lựu đạn
17
Chiến thuật đại đội Bộ binh
12
Kỹ thuật Công binh
18
Chiến thuật Dân quân tự vệ trong tình huống A2
13
Kỹ thuật Pháo, Cối, Súng máy phòng không
19
Công tác quốc phòng- quân sự địa phương ở cơ sở
14
Chiến thuật từng người; Tổ Bộ binh Dân quân tự vệ
20
Xây dựng xã, phường, thị trấn chiến đấu và khu vực phòng thủ tỉnh, huyện
15
Chiến thuật Tiểu đội Bộ binh Dân quân tự vệ
21
Chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu và chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến
16
Chiến thuật Trung đội Bộ binh Dân quân tự vệ
22
Xây dựng kế hoạch diễn tập và thực hành diễn tập ở cơ sở xã, phường, thị trấn
 NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC (KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP)
1) Quản lý Nhà nước và công tác hành chính ở cơ sở:
Nhằm trang bị cho người học những kiến thức về Quản lý hành chính Nhà n­ước; Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; Công vụ, Công chức; Tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Công tác văn phòng và thống kê của chính quyền cấp xã; Quản lý quốc phòng, an ninh trật tự; Quản lý kinh tế, tài chính, đất đai, văn hoá, giao thông, hành chính, t­ư pháp của chính quyền cấp xã.
2) Đường lối quốc phòng, an ninh đối ngoại: 
Trang bị cho người học những nội dung quan điểm cơ bản của Đảng ta về quốc phòng, an ninh đối ngoại. Nội dung gồm: Chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; sự hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam; phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ; kết hợp kinh tế với quốc phòng; phối hợp hoạt động đối ngoại với quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới; một số vấn đề quản lý Nhà nước về quốc phòng và xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
3) Chức trách nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng và Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn:
Nhằm giúp người học nắm chắc và thực hiện tốt chức trỏch, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của Chỉ huy trưởng quân sự và Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn làm cơ sở tham mưu về công tác quốc phòng quân sự địa phương cho cấp uỷ, chính quyền địa phương ; nội dung gồm các nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng quân sự của Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; phương pháp làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương ở cơ sở. 
4) Tâm lý học xã hội trong hoạt động lãnh đạo, quản lý:
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về tâm lý học trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Nội dung bao gồm: Một số vấn đề tâm lý học hoạt động quân sự; Những nhân tố và các yêu cầu tâm lý xã hội trong quá trình lãnh đạo quản lý; Hiện t­ượng tâm lý xã hội và cách điều khiển hiện t­ượng tâm lý xã hội trong thực hiện nhiệm vụ quân sự ở cấp xã, phư­ờng, thị trấn; Phẩm chất, nhân cách của ngư­ời chỉ huy quân sự cấp xã, ph­ường, thị trấn; Một số vấn đề tâm lý xã hội trong công tác tổ chức cán bộ ở cơ sở.
5) Điều lệnh:
 Huấn luyện cho người học có hiểu biết một số nội dung cơ bản về Điều lệnh quản lý bộ đội thực hiện chức trách, mối quan hệ quân nhân; lễ tiết tác phong quân nhân; chế độ làm việc, sinh hoạt, học tập công tác; đóng quân; quản lý quân nhân; quản lý tài sản của quân đội; khen thưởng, xử phạt, khiếu nại, tố cáo và những vấn đề công tác quản lý.
 Huấn luyện cho người học những động tác cơ bản về điều lệnh đội ngũ từng người có súng và không có súng; đội h×nh cơ bản của tiểu đội (khẩu đội), trung đội và đội h×nh Dân quân cấp xã nhằm rÌn luyện tác phong chính quy và huấn luyện cho lực lượng dân quân thuộc quyền.
6) Thể thao quân sự:
Sau khi học xong, người học thực hiện được các động tác cơ bản về thể thao quân sự, nhằm rèn luyện sức khoẻ dẻo dai; biết cách tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao ở cơ sở và huấn luyện thể thao quân sự cho cán bộ, chiến sỹ Dân quân tự vệ thuộc quyền. Nội dung gồm: Hiểu biết nguyên tác, phương pháp huấn luyện thể lực, luật và tổ chức thi đấu một số môn thể thao; một số nội dung về bơi tự do; điền kinh; động tác cơ bản về võ thể dục; một số nội dung về bơi vũ trang; hai bài thể dục tay không 24 động tác; vư­ợt vật cản K91, K59.
7) Kỹ thuật đánh gần: 
Huấn luyện cho người học một số động tác cơ bản của võ thuật chiến đấu; kỹ thuật đánh bắt địch tay không, có trang bị; võ gậy DQTV nhằm rèn luyện người học có bản lĩnh vững vàng, bình tĩnh trong xử lý tình huống và kỹ năng thực hiện các động tác vâ thuật vận dụng vào công tác huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ.
8) Địa hình quân sự:
Trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về bản đồ địa hình, sử dụng các phương tiện chỉ huy, xác định toạ độ, chỉ thị mục tiêu, sử dụng bản đồ ngoài thực địa; lập sơ đồ địa hình; luyện tập tổng hợp địa hình quân sự, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, chiến đấu.
9) Công tác Đảng Công tác chính trị:
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về xây dựng Đảng; phương pháp tiến hành Công tác đảng, Công tác chính trị cho lực lượng Dân quân tự vệ, Dự bị động viên; kỹ năng tiến hành công tác Công tác đảng, Công tác chính trị. Nội dung gồm: Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý công tác quân sự, quốc phòng địa phương; những vấn đề cơ bản Công tác đảng, Công tác chính trị trong công tác quốc phòng - quân sự địa phương; Công tác đảng, Công tác chính trị trong huấn luyện, hoạt động và chiến đấu của lực lư­ợng DQTV, huấn luyện quân dự bị động viên; Công tác chính trị trong phòng chống “Diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ, phòng chống thiên tai và các hoạt động khác.
10) Công tác dân vận:
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ năng tiến hành công tác Dân vận. Nội dung gồm: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta về công tác dân vận; nội dung, phư­ơng thức công tác dân vận của tổ chức Đảng ở cơ sở; Tổ chức và hoạt động của Ban Dân vận địa phương; công tác mặt trận, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở; công tác vận động nông dân, tổ chức hoạt động của Hội nông dân ở cơ sở; công tác vận động phụ nữ, tổ chức hoạt động của Hội phụ nữ ở cơ sở; công tác vận động thanh niên, tổ chức hoạt động của Đoàn thanh niên ở cơ sở; kinh tế-xã hội vùng dân tộc, miền núi và chính sách dân tộc của Đảng.
11) Kỹ thuật Súng Bộ binh; Kỹ thuật Lựu đạn:
Môn học bắn súng Bộ binh, lựu đạn là nôị dung quan trọng trong kỹ thuật chiến đấu của bộ binh Dân quân tự vệ, nội dung môn học là sự tổng hợp các kiến thức lý luận và kỹ thuật thao tác nhằm bồi dưỡng cho học viên những kiến thức cơ bản về đường đạn, những yếu tố khách quan tác động đến quá trình bắn và hiệu quả bắn trúng mục tiêu. Đồng thời trang bị cho người học những kiến thức về binh khí, đặc điểm cấu tạo các loại súng đạn và lựu đạn bộ binh; Quy tắc, động tác bắn, ném, luyện tập nâng cao kỹ năng sử dụng thành thạo các loại súng, rèn luyện yếu lĩnh, động tác thực hành bắn các bài bắn súng bộ binh được trang bị cho DQTV trong mọi điều kiện đạt kết quả cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu.  
12) Kỹ thuật Công binh:
Nhằm trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về tính năng, tác dụng và thao tác, sử dụng mìn, thuốc nổ; cách làm, bố trí sử sụng các loại vũ khí tự tạo; kỹ thuật đào các loại hầm, công sự và kỹ thuật nguỵ trang, biết tổ chức huấn luyện và vận dụng trong các hình thức chiến thuật của lực lượng Dân quân tự vệ.
13) Kỹ thuật Pháo, Cối, Súng máy phòng không:
Nhằm trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về tính năng, cấu tạo, tác dụng một số loại pháo, súng cối và súng, pháo phòng không, các bài bắn súng cối của Dân quân tự vệ, giúp người học nắm vững quy tắc bắn, thành thạo động tác sử dụng làm cơ sở huấn luyện và chỉ huy chiến đấu. Nắm chắc nguyên tắc, vận dụng linh hoạt vào từng hình thức chiên thuật của lực lượng Dân quân tự vệ.
14) Chiến thuật từng người; Tổ Bộ binh Dân quân tự vệ:
Nhằm huấn luyện cho người học nắm vững các tư thế động tác vận động trên chiến trường, thành thục các động tác kỹ, chiến thuật chiến đấu trong khu vực phòng thủ làm cơ sở cho việc huấn luyện các h×nh thức chiến thuật cao hơn. Nội dung gồm: Các tư­ thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường; Lợi dụng địa h×nh, địa vật; Từng ngư­­ời và tổ trong chiến đấu tiến công; Từng ngư­­ời và tổ trong chiến đấu phòng ngự; Từng người và tổ làm nhiệm vụ tuần tra canh g¸c.
15) Chiến thuật Tiểu đội bộ binh Dân quân tự vệ:
Nhằm trang bị cho người học kiến thức về nguyên tắc lý luận, rèn luyện kỹ năng tổ chức, thực hành chỉ huy chiến đấu, rèn luyện kỹ năng tổ chức thực hành chỉ huy và hành động chiến đấu của tiểu đội trưởng bộ binh Dân quân tự vệ trong chiến đấu ngăn chặn, phục kích, tập kích, chiến đấu bảo vệ, đánh chiếm mục tiêu theo kế hoạch chiến đấu trị an trong khu vực phòng thủ.
16) Chiến thuật Trung đội bộ binh Dân quân tự vệ:
Nhằm trang bị cho người học kiến thức về nguyên tắc lý luận, rèn luyện kỹ năng tổ chức chuẩn bị và thực hành chỉ huy chiến đấu, rèn luyện kỹ năng tổ chức thực hành chỉ huy và hành động chiến đấu của trung đội bộ binh Dân quân tự vệ trong chiến đấu ngăn chặn, phục kích, tập kích, chiến đấu bảo vệ, đánh chiếm mục tiêu theo kế hoạch chiến đấu trị an trong khu vực phòng thủ.
17) Chiến thuật đại đội bộ binh Dân quân tự vệ:
Nhằm trang bị cho người học kiến thức về nguyên tắc, công tác tổ chức chuẩn bị chiến đấu và thực hành chỉ huy chiến đấu cấp đaị đội BB (bộ đội chủ lực) như: Ngăn chặn, phục kích, tập kích, chiến đấu bảo vệ, đánh chiếm mục tiêu…làm cơ sở để huấn luyện Dân quân và phối hợp, hiệp đồng chỉ huy chiến đấu khi có bội đội chủ lực tác chiến trong khu vực phòng thủ cấp huyện.
18) Chiến thuật Dân quân tự vệ trong tình huống A2:
Nhằm trang bị cho người học nắm vững quan điểm, nguyên tắc sử dụng các lực lượng trong tình huống A2. nội dung, biện pháp tổ chức và hành động của cá nhân, phân đội Dân quân tự vệ khi tham gia nhiệm vụ bảo vệ, đánh chiếm mục tiêu đồng thời trang bị cho người học phương pháp tuyên truyền, thuyết phục, vận động nhân dân trong các tình huống A2. Nội dung gồm: Tổ, tiểu đội, trung đội Dân quân tự vệ bảo vệ và đánh chiếm mục tiêu trong tình huống A2.
19) Công tác quốc phòng- quân sự địa phương ở cơ sở:
Trang bị cho người học những kiến thức, lý luận cơ bản về Lịch sử quốc phòng quân sự Việt Nam; Công tác quốc phòng, quân sự địa ph­ương ở cơ sở, Công tác giáo dục quốc phòng toàn Dân ở xã, phư­ờng, thị trấn trong tình h×nh mới; Xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu  nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình h×nh mới; Tuyển chọn và gọi công Dân nhập ngũ ở xã, ph­ường, thị trấn; Xây dựng, huy động lực lư­ợng Dự bị động viên ở cơ sở.
20) Xây dựng xã, phường, thị trấn chiến đấu và khu vực phòng thủ tỉnh, huyện:
Nhằm huấn luyện cho người học nắm vững nội dung công tác xây dựng xã, phường chiến đấu trong khu vực phòng thủ huyện và hoạt động của lực lượng vũ trang nói chung của bộ đội địa phư­ơng, dân quân tự vệ nói riêng trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện và sử dụng Dân quân tự vệ tham gia phòng chống “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ. 
21) Chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu và chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến:
Giới thiệu cho người học nội dung, thứ tự, các bước chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ; biết xây dựng kế hoạch và phối hợp với các ban ngành, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện nội dung chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến.
22) Xây dựng kế hoạch diễn tập và thực hành diễn tập ở cơ sở xã, phường, thị trấn:
Giúp người học biết xây dựng các văn kiện diễn tập cấp xã, biết tổ chức cho lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với các lực lượng khác tham gia nhiệm vụ diễn tập; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương tổ chức điều hành diễn tập ở cơ sở. Nội dung gồm: Cách làm kế hoạch và phương pháp tổ chức thực hành diễn tập ở cơ sở; Thực hành chỉ huy diễn tập cấp xã.

VI. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ
- Một số học viên đào tạo xong chưa bố trí được việc làm.


Bài viết : NĐT/Tổng hợp - Dân quân tự vệ Việt Nam. 





Mới hơn Cũ hơn