Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - Phần 2

Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - Phần 2



Câu 1. Giải thích: Giải pháp để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh phải tăng cường:

Sự lãnh đạo của Nhà nước, quản lý của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ.

Sự giám sát của quần chúng nhân dân và điều hành của cơ quan chuyên môn.

Sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp.

Sự điều hành quản lý của Nhà nước, giám sát của nhân dân.

Câu 2. Đối tượng bồi dưỡng kiến thức kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh cần tập trung vào:

Học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, đại học.

Đội ngũ cán bộ các cấp từ xã, phường.

Đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp bộ, ngành, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở.

Đội ngũ cán bộ của các bộ, các ngành từ trung ương đến cơ sở.

Câu 3. Vì sao nước ta thường bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó, đe dọa, tiến công xâm lược:

Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và biển Đông.

Việt Nam có dân số ít và có rất nhiều tài nguyên khoáng sản.

Việt Nam có rừng vàng, biển bạc.

Việt Nam là một thị trường tiềm năng.

Câu 4. Thời kỳ Bắc thuộc hơn 1000 năm được tính từ:

Năm 179 trước Công nguyên đến năm 983.

Năm 184 trước Công nguyên đến năm 938.

Năm 197 trước Công nguyên đến năm 893.

Năm 179 trước Công nguyên đến năm 938.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm:

Năm 40 trước Công nguyên.

Năm 140 sau Công nguyên.

Năm 248 sau Công nguyên.

Năm 40 sau Công nguyên.

Câu 6. Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nước ta lần thứ hai:

Năm 981 – 983.

Năm 1070 – 1075.

Năm 1075 – 1077.

Năm 1076 – 1077.

Câu 7. Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta của nhà Trần vào các năm:

1258, 1285 và 1287 đến 1289.

1258, 1284 và 1287 đến 1288.

1258, 1286 và 1287 đến 1288.

1258, 1285 và 1287 đến 1288.

Câu 8. Nguyên nhân làm cho cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại:

Nhà Hồ tích cực chủ động tiến công quá mức.

Nhà Hồ đã tích cực tiến công nhưng quân Minh quá mạnh.

Nhà Hồ đã quá thiên về phòng thủ, dẫn đến sai lầm trong chỉ đạo chiến lược.

Nhà Hồ đã không đề phòng, phòng thủ, không phản công.

Câu 9. Tư tưởng chỉ đạo tác chiến trong tiến hành chiến tranh của ông cha ta là:

Tích cực chủ động phòng thủ.

Tích cực chủ động tiến công.

Kết hợp giữa tiến công và phòng ngự.

Kết hợp giữa phòng ngự và tiến công.

Câu 10. Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp “tiên phát chế nhân” nghĩa là:

Chuẩn bị chu đáo, chặn đánh địch từ khi mới xâm lược.

Chuẩn bị thế trận phòng thủ, chống địch làm địch bị động.

Chuẩn bị đầy đủ vũ khí trang bị để giành thế chủ động đánh địch.

Chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động.

Câu 11. Một trong những nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta là:

Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh.

Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh.

Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.

Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu chống mạnh.

Câu 12. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh là sản phẩm của:

Lấy kế thắng lực.

Lấy thế thắng lực.

Lấy mưu thắng lực.

Lấy ý chí thắng lực.

Câu 13. Quy luật của chiến tranh là:

Đông quân thì thắng, ít quân thì thua.

Vũ khí hiện đại thì thắng, thô sơ thì thua.

Mạnh được yếu thua.

Cả A và B.

Câu 14. Trong nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận thì chính trị đƣợc xác định là:

Mặt trận quan trọng nhất, chủ yếu nhất.

Mặt trận quyết định thắng lợi của chiến tranh.

Cở sở để tạo ra sức mạnh về quân sự.

Cơ sở chủ yếu để cô lập kẻ thù.

Câu 15. Một trong những cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo:

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.

Từ nghệ thuật quân sự của các nước.

Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về đấu tranh giai cấp.

Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về đấu tranh dân tộc.

Câu 16. Trong nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, nghệ thuật nào là quan trọng nhất:

Nghệ thuật chiến thuật.

Nghệ thuật chiến dịch.

Nghệ thuật chiến lược.

Nghệ thuật xác định cách đánh.

Câu 17. Trong nghệ thuật chiến lược quân sự của Đảng, nội dung nào là quan trọng:

Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến.

Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tác.

Xác định đúng đối tượng, đúng đối tác.

Xác định đúng lực lượng và đối tác của ta.

Câu 18. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta xác định đối tượng tác chiến của quân và dân ta là:

Quân đội Anh, quân đội Tưởng.

Quân đội Nhật, quân đội Pháp.

Quân đội Nhật, quân đội Tưởng.

Quân đội Pháp xâm lược

Câu 19. Khi Mỹ xâm lược Việt Nam, Đảng ta nhận định:

Mỹ rất giàu và rất mạnh.

Mỹ giàu nhưng không mạnh.

Mỹ không giàu nhưng rất mạnh.

Mỹ tuy giàu nhưng rất yếu

Câu 20. Về chiến lược quân sự, chúng ta xác định thời điểm mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc là khi chúng ta:

Có đủ lực lượng và vũ khí.

Được quốc tế ủng hộ và giúp đỡ.

Đã xây dựng được thế trận vững mạnh, lực lượng đầy đủ.

Đã đáp ứng được mọi điều kiện của hoàn cảnh lịch sử.

Câu 21. Trong phương châm tiến hành chiến tranh được Đảng ta chỉ đạo:

Tự lực cánh sinh và dựa vào các nước để đánh lâu dài.

Tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

Tự lực cánh sinh, đánh nhanh, thắng nhanh, dựa vào sức mình là chính.

Tự lực cánh sinh, đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh thời đại.

Câu 22. Một số loại hình chiến dịch trong nghệ thuật quân sự Việt Nam là:

Chiến dịch phục kích, tập kích, đổ bộ đường không tổng hợp.

Chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự, phòng không, tiến công tổng hợp.

Chiến dịch tiến công, tập kích đường không chiến lược.

Chiến dịch tiến công đường chiến lược bằng vũ khí công nghệ cao.

Câu 23. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã thay đổi phương châm tác chiến đó là:

Đánh lâu dài sang đánh nhanh, thắng nhanh.

Đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài.

Đánh lâu dài sang đánh chắc, tiến chắc.

Đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc.

Câu 24. Chiến dịch nào sau đây là chiến dịch phản công:

Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Chiến dịch Việt Bắc năm 1947.

Chiến dịch Quảng Trị năm 1972.

Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

Câu 25. Các hình thức chiến thuật thường vận dụng trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ:

Phản công, phòng ngự, tập kích.

Tập kích, phục kích, vận động tiến công.

Phục kích, đánh úp, đánh công kiên.

Phòng ngự, phục kích, phản kích.

Câu 26. Bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự Việt Nam được vận dụng hiện nay:

Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công và phòng ngự.

Quán triệt tư tưởng tích cực phòng ngự và chủ động phản công.

Quán triệt tư tưởng tích cực phòng ngự.

Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công.

Câu 27. Bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự Việt Nam được vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới là:

Tạo sức mạnh tổng hợp bằng giáo dục truyền thống.

Tạo sức mạnh tổng hợp bằng xây dựng phát triển kinh tế.

Tạo sức mạnh tổng hợp bằng mưu kế, thế, thời, lực.

Tạo sức mạnh tổng hợp bằng thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Câu 28. Chiến dịch nào sau đây là chiến dịch tiến công:

Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Chiến dịch Việt Bắc năm 1947.

Chiến dịch Quảng Trị năm 1972.

Chiến dịch phòng không Hà Nội năm 1972.

Câu 29. Khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong khoảng thời gian nào:

1418 – 1420.

1417 – 1428.

1418 – 1427.

1416 – 1428.

Câu 30. Diễn biến hòa bình là chiến lược cơ bản nhằm:

Lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN.

Lật đổ chế độ kinh tế - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN.

Lật đổ chế độ chính trị cộng sản của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN.

Lật đổ Đảng lãnh đạo các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN.

Câu 31. Chiến lựợc “diễn biến hòa bình” do lực lượng nào tiến hành:

Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng khủng bố.

Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.

Chủ nghĩa đế quốc và các phần tử cơ hội.

Chủ nghĩa đế quốc và các phần tử quá khích.

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu 1

C

Câu 16

C

Câu 2

C

Câu 17

A

Câu 3

A

Câu 18

D

Câu 4

D

Câu 19

B

Câu 5

D

Câu 20

D

Câu 6

C

Câu 21

B

Câu 7

D

Câu 22

B

Câu 8

C

Câu 23

D

Câu 9

B

Câu 24

B

Câu 10

D

Câu 25

B

Câu 11

C

Câu 26

D

Câu 12

B

Câu 27

C

Câu 13

C

Câu 28

A

Câu 14

C

Câu 29

C

Câu 15

A

Câu 30

A

 

Mới hơn Cũ hơn