Nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an khác nhau như thế nào ? Thời gian thực hiện nghĩa vụ trong bao lâu?

Nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an khác nhau như thế nào ? Thời gian thực hiện nghĩa vụ trong bao lâu?



Nghĩa vụ quân sự là gì? Nghĩa vụ công an là gì? Nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an có khác nhau gì không? Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bao lâu và trường hợp nào được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự...

Nghĩa vụ quân sự là gì?
Tại Khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định: "Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân."
Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc, là một nghĩa vụ thiêng liêng để cống hiến cho Tổ quốc.
Nghĩa vụ công an là gì?
Theo Điều 8 luật Công an nhân dân 2014 quy định: Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an có gì khác nhau?
Theo Khoản 1, Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự và Khoản 1, Điều 8 Luật Công an nhân dân, thời gian phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân giống nhau là 24 tháng.
Về tiêu chuẩn tuyển chọn:
- Tiêu chuẩn về độ tuổi tuyển chọn công dân công dân phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đều như nhau 24 tháng.
- Tiêu chuẩn văn hóa: Đối với Quân đội nhân dân tuyển công dân có trình độ lớp 8 trở lên (Điểu a, Khoản 4, Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP ngày 4/10/2018 của Bộ Quốc phòng); đối với Công an nhân dân tuyển công dân có trình độ lớp 12 trở lên, ngoại trừ các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Khoản 4, Điều 5 Nghị định số 70/2019/NĐ-CP).
- Tiêu chuẩn sức khỏe:
Điểm a, Khoản 3, Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP quy định: “Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự”.
Theo đó, việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và đảm bảo các chỉ số đặc biệt sau: Không nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy; màu và dạng tóc bình thường; không bị rối loạn sắc tố da; không có các vết trổ (xăm) trên da, kể cả phun xăm trên da; không bấm lỗ tai, lỗ mũi ở các vị trí khác trên cơ thể để đeo đồ trang sức (đối với nam, đối với nữ có quy định riêng); không mắc các bệnh mạn tính, bệnh xã hội.
- Tiêu chuẩn chính trị: Điều 4 Thông tư liên tịch số 50/2015/TTLT-BQP-BCA ngày 15/4/2016 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam:
“1. Có lý lịch rõ ràng;
2. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh;
3. Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước”.
Đối với Công an nhân dân, Khoản 1, 2, 3; Điều 5 Nghị định số 70/2019/NĐ-CP quy định:
“1. Có lý lịch rõ ràng;
2. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm;
3. Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân”.
Như vậy, quy định về chế độ, chính sách khi tham gia nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an đều như nhau.
Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ”.
Theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự: “Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi”.
Như vậy, tất cả công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đều phải có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

Trường hợp nào sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ?
Theo Khoản 1, Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự, công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu thuộc những trường hợp sau đây:
“a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do UBND cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo”.

Mới hơn Cũ hơn