Đề cập đến hoạt động thực tiễn của con người là đề cập đến nguồn gốc nào của ý thức?
Câu hỏi: Đề cập đến hoạt động thực tiễn của con người là đề cập đến nguồn gốc nào của ý thức?
Trả lời
Đề cập đến hoạt động thực tiễn của con người là đề cập đến nguồn gốc xã hội của ý thức vì:
Lao động và ngôn ngữ chính là nhân tố cơ bản nhất, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức.
+ Lao động là một quá trình con người sử dụng về công cụ tác động với giới tự nhiên để thay đổi giới tự nhiên phù hợp nhu cầu con người. Trong quá trình lao động thì con người có sự tác động tới thế giới khách quan để bộc lộ những kết cấu, thuộc tính, quy luật vận động, theo đó biểu hiện ra những hiện tượng nhất định để con người quan sát được.
Những hiện tượng mà con người quan sát được đó, được thể hiện thông qua hoạt động của các giác quan, có sự tác động vào bộ óc con người. Và thông qua bằng bộ não con người sẽ tạo ra khả năng để hình thành những tri thức và ý thức.
Tóm lại, ý thức được ra đời chủ yếu bởi hoạt động cải tạo thế giới khách quan quan quá trình lao động.
+ Ngôn ngữ chính là cái vỏ của vật chất từ ý thức, hình thức vật chất nhân tạo có vai trò trong thể hiện, lưu trữ nội dung ý thức.
Sự ra đời ngôn ngữ được gắn liền với lao động, theo đó lao động đã mang tính tập thể ngay từ đầu. Mối quan hệ các thành viên đòi hỏi có sự giao tiếp, ý chí, trao đổi tri thức,… giữa các thành viên của cộng đồng con người.
Khi đòi hỏi các nhu cầu trên thì ngôn ngữ được khởi nguồn và phát triển tồn tại trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội. Nhờ ngôn ngữ từ đó con người được giao tiếp và trao đổi, đồng thời truyền đạt nội dung, lưu trữ nội dung ý thức của thế hệ này sang thế hệ khác.
Ý thức được bắt nguồn từ nguồn gốc xã hội, trong đó bao gồm lao động và ngôn ngữ.
Con người khi lao động cụ thể là lao động chế tạo ra các công cụ lao động, công cụ dùng trong sinh hoạt, từ đó con người có ý thức về việc thay đổi thói quen ăn uống hay mục đích của hoạt động biến đổi phát triển xã hội.